LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 21829

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1527230

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7735549

VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN CẦM BÁ THƯỚC

Chủ nhật - 30/07/2023 04:04
Cầm Bá Thước (Tên Thái là là Ló Cắm Pán) sinh năm Mậu Ngọ (1858), hy sinh năm Ất Dậu (1895). Ông sinh tại Bản Chiềng Mường Chiềng Ván (Trịnh Vạn) Châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân – huyện Thường Xuân – Thanh Hoá)...
VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN CẦM BÁ THƯỚC

VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN CẦM BÁ THƯỚC

    Cầm Bá Thước (Tên Thái là là Ló Cắm Pán) sinh năm Mậu Ngọ (1858), hy sinh năm Ất Dậu (1895). Ông sinh tại Bản Chiềng Mường Chiềng Ván (Trịnh Vạn) Châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân – huyện Thường Xuân – Thanh Hoá).  Thân phụ ông là Cầm Bá Tiếu từng giữ chức quản cơ dưới triều Nguyễn – đời vua Tự Đức.
     Năm lên 8 tuổi, ông được thân phụ rước thầy về dạy cho chữ Hán. Ông rất cần cù, chịu khó học tập. Mặc dù học rộng, biết nhiều nhưng không đi thi – có lẽ ông quan niệm rằng: Con đường khoa bảng chẳng giúp ích gì trong cảnh nước mất nhà tan, đồng bào nô lệ, không phải là mục đích của đời ông.
    Ông là người sống gần gũi với nhân dân, chung thuỷ với bạn bè gần xa, nặng lòng với quê hương, bản mường. Lúc ông được giữ chức bang tá hai châu Thường Xuân và Lang Chánh ông vẫn yêu dân, quý dân và gần dân.
    Ngày 13 tháng 07 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương được nhân dân và tầng lớp sĩ phu yêu nước từ Bắc đến Nam hưởng ứng. Phong trào Cần Vương bùng lên rộng khắp, tập hợp được một đội ngũ đông đảo những người con ưu tú của nước Việt! Trong đó có Cầm Bá Thước. Ông đến với Chiếu Cần Vương bằng bầu nhiệt huyết: Yêu nước thương nhà, căm thù giặc sâu sắc.
     Ngay từ năm 1885, ông đã xây dựng một căn cứ chống Pháp trên quê hương mình. Ông chủ trương lấy bản làng làm căn cứ, xây dựng trận địa giữa lòng dân.
     Sau một thời gian xây dựng căn cứ, rèn luyện quân sĩ. Tháng 02 năm 1894, Cầm Bá Thước và nghĩa quân của ông vùng lên quyết chiến với kẻ thù. Những trận đánh liên tiếp của nghĩa quân đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề, khiến cho địch hoang mang khiếp sợ.
    Để tiêu diệt nghĩa quân, thực dân Pháp đã mở nhiều đợt tấn công vào căn cứ Trịnh Vạn ( từ ngày 13 đến 24/8/1894) và làng Cúc (28/11/1894) nhưng đều thất bại. Căn cứ của địch đóng ở Cửa Đặt, Bù Đồn luôn bị nghĩa quân tập kích, làm cho chúng ăn không ngon ngủ không yên, tư tưởng hoang mang đến cực độ.
     Để xoá đi phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tập trung lực lượng mở một cuộc càn quét vào căn cứ của Cầm Bá Thước – lúc này đã lui về Hón Bòng.
    Ngày 10 tháng 5 năm 1895, Giám binh Mắc-li-ê cùng thiếu uý Ma-ri-ốt-ti Gôbe được vũ trang hiện đai tiến công căn cứ Hón Bòng. Dưới sự chỉ huy của Cầm Bá Thước, nghĩa quân chiến đấu anh dũng, giành giật từng con suối, từng ngọn đồi với giặc. Trong những trận chiến đấu ác liệt, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Và trưa ngày 13 tháng 5 năm 1895, Cầm Bá Thước cùng vợ con và 12 nghĩa quân thân tín sa vào tay giặc. Kẻ thù không giám công khai hành hình ông như các lãnh tụ Cần Vương khác mà bí mật thủ tiêu.
    Cầm Bá Thước hy sinh, Phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá tan rã – Ngọn lửa yêu nước ở quê hương Quế Ngọc bị đập tắt nằm trong sự thất bại chung của phong trào quần chúng lúc bấy giờ.
    Cầm Bá Thước 27 tuổi giương cao cờ khởi nghĩa, 10 năm chiến đấu đương đầu với mọi thử thách khốc liệt cùng đồng bào Thái Mường viết thêm trang sử vẻ vang cho phong trào Cần Vương Thanh Hoá nói riêng, cả nước nói chung.
    Cuộc đời ông đẹp như cây Quế  Châu Thường, mãi mãi là tấm gương sáng, là bài học quý về lòng yêu nước, thương dân, tinh thần bất khuất trước cường quyền bạo lực cho các thế hệ tuổi trẻ noi theo. Hình ảnh của ông còn in đậm trong tâm tưởng của tuổi trẻ chúng ta hôm nay. Ông thật xứng đáng với lời ngợi ca của nhân dân:
    Bất tử đại danh thuỳ vũ trụ
    Như sinh chính khí tạc sơn hà
    Dịch là: Danh thơm chẳng mất cùng trời đất
                  Tiếng tốt còn bền với núi sông. (Đôi câu đối tại đền thờ ông ở Cửa Đặt, Thường Xuân)
 ----------
    (Bài viết của Nhà giáo Trần Quang Khởi, Tổ trưởng tổ Ngữ Văn  trường THPT Cầm Bá Thước, được đăng trong Kỷ yếu 30 năm xây dựng và trưởng thành của Trường THPT Cầm Bá Thước tháng 11 năm 1995)
Ngày 30/10/1995, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số: 2178-TC/UBTH đổi tên Trường PTTH Thường Xuân thành trường PTTH Cầm Bá Thước, nay là trường THPT Cầm Bá Thước- Mái trường được mang tên vị lãnh tụ phong trào Cần Vương- Danh nhân lịch sử Cầm Bá Thước-Người con ưu tú của quê hương Quế Ngọc Châu Thường.

Tác giả bài viết: Admin

Nguồn tin: Nhà trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP

LIÊN KẾT WEBSITE

Bộ giáo dục và đào tạo

Sở GD&ĐT Thanh Hoá

Nhập điểm VNEDU
Giai toán trên mạng